“Tôi toàn gặp những chuyện kém may mắn thôi.” – MẦM MỐNG CĂN BỆNH “ĐỔ LỖI” CHO VẬN MAY

[…] 

ngày trước, tôi được ba uỷ viên ban quản trị trẻ tuổi mời đi ăn trưa. Chủ đề của cuộc nói chuyện hôm đó là George C, một anh bạn trong nhóm vừa mới được thăng chức lên vị trí cao hơn. Trước câu hỏi “Vì sao George lại được bổ nhiệm vào vị trí đó?”, ba người nó đã đưa ra hàng loạt lý do, nào là may mắn, nào là nhờ thân thế do vợ anh ta bợ đỡ cấp trên của anh ta…Họ đã lôi tất cả mọi thứ có thể nghĩ ra để làm lý do, ngoại trừ sự thật.

Sự thật đó rất đơn giản: George là người xứng đáng hơn cả. Anh ấy luôn chăm chỉ, hoàn thành tốt các công việc được giao với hiệu quả cao hơn hẳn so với những người khác. Tôi biết các vị lãnh đạo của công ty đã dành khá nhiều thời gian để cân nhắc xem ai trong số bốn người là thích hợp nhất cho vị trí đó. Ba người bạn đang vỡ mộng của tôi lẽ ra nên hiểu rằng, các vị lãnh đạo cấp cao không bao giờ chọn vị trí quản lý quan trọng bằng cách rút thăm may mắn.

Lần khác, tôi có dịp nói chuyện về sự nghiêm trọng của căn bệnh “đổ lỗi vận may” với người quản lý bán hàng của một công ty sản xuất dụng cụ và máy móc. Anh ấy tỏ ra rất hào hứng với chủ đề này và kể cho tôi nghe về những kinh nghiệm của bản thân. “Tôi chưa từng nghe đến khái niệm về căn bệnh này, nhưng đó thực sự là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà những người quản lý bán hàng phải đối mặt. Vừa mới hôm qua thôi, ở công ty tôi xảy ra một việc có thể là minh chứng tuyệt vời cho những điều ông đang nói. Vào khoảng 4 giờ chiều, John – một trong những nhân viên bán hàng của chúng tôi – đem về một đơn đặt hàng dụng cụ máy móc trị giá 112.000 đô-la. Lúc đó trong văn phòng còn có một nhân viên bán hàng khác. Doanh số bán hàng của anh này luôn thấp. Nghe thấy John thông báo tin vui, anh ta không giấu được sự ganh tị khi mở lời chúc mừng miễn cưỡng: “Chúc mừng John, anh lại gặp may nữa rồi”.

Vậy đó, anh chàng nhân viên kém cỏi này không chịu thừa nhận một sự thật là chẳng có mối liên quan nào giữa sự may mắn và đơn đặt hàng lớn mà John đã giành được cả. John đã phải kiên trì “đặt quan hệ” với khách hàng ròng rã vài thàng trước đó, đã phải thức trằng nhiều đêm liền để tìm ra những lập luận về mặt tài chính, thậm chí còn nhờ các kỹ sư lắp ráp thiết bị sơ bộ để thuyết phục khách hàng về mặt lợi ích kỹ thuật. John không hề gặp may, chính việc lên kế hoạch chu đáo và triển khai kế hoạch một cách bền bỉ mới là may mắn. […]

Bạn có thể chế ngự căn bệnh “đổ lỗi vận may” bằng hai cách sau:

  1. Chấp nhận quy luật nhân quả. Hãy suy xét kỹ lưỡng về sự may mắn mà bạn cho rằng ai đó đang có được, bạn sẽ nhận ra họ thành đạt vì họ có sự chuẩn bị, biết lên kế hoạch và có quyết tâm hướng tới thành công. Đồng thời, hãy nhìn lại sự kém may mắn mà ai đó đang gặp phải. Hãy quan sát và phân tích cặn kẽ để nhận ra những nguyên nhân rõ ràng dẫn đến hậu quả. Những người thành công học được nhiều điều từ sự thất bại. Trái lại, những kẻ tầm thường chẳng biết rút ra cho mình một kinh nghiệm gì ngoài sự đổ lỗi.
  2. Đừng trở thành một người chỉ biết mơ mộng. Đừng để mỗi ngày trôi qua vô ích chỉ để mơ mộng về một con đường thành công mà không cần nỗ lực. Chúng ta không thể thành công chỉ dựa vào may mắn. Thành công đến từ thái độ làm việc chăm chỉ và khả năng áp dụng những nguyên tắc một cách kiên trì. Đừng mong chờ may mắn sẽ giúp bạn thăng tiến, đưa bạn đến vinh quang hay có được những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc hoàn thiện và phát triển bản thân mình để trở thành người chiến thắng.

Trích sách “DÁM NGHĨ LỚN” – David J.Schwartz, Ph.D 

Trả lời

0917337320
icons8-exercise-96 chat-active-icon
×