Thái độ TÔI ĐÃ SẴN SÀNG

Nhiều năm trước đây, khi còn là sinh viên năm hai, tôi đã tham gia vào lớp học về lịch sử người Mỹ. Tôi còn nhớ rất rõ về lớp học đó, không chỉ vì những kiến thức cần thiết về lịch sử nước Mỹ mà còn vì, theo một cách khác thường, tôi đã học được một nguyên tắc cơ bản để mang đến thành công trong cuộc sống: để có thể khích lệ người khác, trước tiên bạn phải khích lệ chính mình.

Lớp học được tổ chức ở một văn phòng dạng hình quạt. Vị giáo sư ở độ tuổi trung niên tuy rất uyên bác nhưng giảng bài lại vô cùng nhàm chán. Thay vì truyền tải những kiến thức lịch sử thật sinh động, ông ta chỉ trích dẫn những sự kiện chết chóc, hết sự kiện này tới sự kiên khác. Không thể hiểu nổi vì sao ông ta biến một môn học đầy thú vị trở nên buồn tẻ và chán ngắt như vậy.

Chắc bạn có thể tưởng tượng được những tiết học buồn tẻ của giáo sư nọ đã tác động đến cách sinh viên của mình ra sao. Chúng tôi kháo chuyện và ngủ gật nhiều đến mức vị giáo sư đó phải cử hai trợ giảng di dọc theo các dãy bàn để cắt đứt những cuộc chuyện trò vô tận, và đánh thức những người đang mơ màng.

Thỉnh thoảng vị giáo sư đó phải ngừng lại, gắt lên giận dữ: “Tôi cảnh cáo các anh chị. Các anh chị phải chú ý nghe những gì tôi giảng. Các anh chị phải ngừng nói chuyện ngay. Đó là tất cả những gì anh chị cần làm”. Điều này đương nhiên cũng có tác dụng đôi chút. Tuy nhiên vị giáo sư đó không biết có nhiều người trong số sinh viên ngồi dưới là các cựu quân nhân, những người chỉ mấy tháng trước đó thôi còn đánh đổi cả mạng sống của mình để làm nên lịch sử oanh liệt nơi đảo xa hay trên không trung.

Tôi ngồi đó, chán nản nhìn lớp học lẽ ra phải rất lý thú lại trở thành một trò khôi hài như thế nào, trong lòng tự hỏi: “Tại sao các nhân viên lại phớt lờ những gì vị giáo sư này trình bày nhỉ?”.

Câu trả lời thật đơn giản.

Sinh viên không cảm thấy thích thú với những gì ông ấy nói, vì chính vị giáo sư đó cũng không thích thú chút nào. Ông ấy cảm thấy môn lịch sử hoàn toàn chắn ngắt.

Để khích lệ người khác, làm cho họ trở nên hăng hái thì trước tiên, chính bản thân bạn phải cảm thấy hăng hái trước.

Trong nhiều năm qua,tôi đã kiểm nghiệm nguyên tắc trên trong vô vàn tình huống của cuộc sống cũng như công việc.Nó luôn luôn đúng mọi người thiếu đi sự nhiệt tình thì sẽ không bao giờ khơi gợi được lòng nhiệt tình từ người khác.Nhưng một người luôn hăng hái thì sẽ truyền được sự hăng hái đó cho mọi người.

Một nhân viên nhiệt tính sẽ không bao giờ phải lo lắng sẽ gặp những khách hàng thờ ơ. Một giáo viên nhiệt tình sẽ không bao giờ lo lắng sẽ gặp những học trò thụ động.Hay một vị thủ tướng nhiệt tình không bao giờ phải lo lắng sẽ phải đối mặt với một nội các thiếu hợp tác.

Lòng nhiệt tình làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn 1.100%.

Hai năm trước, công nhân viên trong một doanh nghiệp mà tôi biết chỉ quên góp chưa đến 95$ cho Hội chữ thập đỏ. Còn năm nay, với cùng số lượng công nhân viên, cùng mức lương như trước, nhưng số tiền mà họ quên góp đã lên đến 1100$, cao hơn trước đó 1100%. Lý do: Trưởng ban vận động của 2 năm trước không hăng hái gì trong làm việc của mình

Trưởng ban vận động năm nay hoàn toàn khác. Anh ấy rất nhiệt tình. Anh ấy kể về những tình huống khi thảm họa xảy ra và Hội chữ thập đỏ đã tổ chức cứu trợ như thế nào.Anh ấy giúp mọi người hiểu rằng Hội hoạt động dựa trên sự quyên góp từ mọi tấm lòng.Anh ấy kêu gọi các nhân viên hãy quên góp với số tiền mà họ sẵn sàng bỏ ra để giúp đỡ người hàng xóm nếu thảm họa xảy ra.Anh ấy nhấn mạnh: “Hãy làm xem Hội chữ thập đỏ đã làm được những gì!”.Có một điều bạn cần chú ý là anh trưởng ban đó không hề cầu xin ai cả. Anh ấy không hề bảo: “Xin mọi người hãy đóng góp XX đô la”.Tất cả những gì anh ấy lên tiếng, đơn giản hết sức, là chỉ cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của Hội chữ thập đỏ.

Lòng nhiệt tình, thật giản dị, là một thái độ.

Trích sách “Dám Nghĩ Lớn” – David J.Schwartz, Ph.D

Trả lời

0917337320
icons8-exercise-96 chat-active-icon
×