Trong buổi thực tập Lòng biết ơn của công ty, anh Nguyễn Vũ Phương có chia sẻ với chúng ta một đoạn clip ngắn để giúp mỗi người có thể kiểm tra những dấu hiệu của stress, cẳng thẳng trên chính cơ thể và người thân của mình. Những dấu hiệu này không chỉ đúng ở mùa dịch mà còn có mặt thường trực trên mỗi phương diện trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chỉ khác nhau về mức độ và tần suất. Vậy nên, bạn ơi, hãy cùng kiểm tra lại xem bạn đang có bao nhiêu dấu hiệu trong bảng sau nhé.
VỀ THỂ CHẤT VỀ HÀNH VI VỀ CẢM XÚC VỀ NHẬN THỨC 1. Cứng cổ & vai 19. Nghiến răng 34. Cảm xúc mạnh dẫn đến khóc 49. Suốt ngày lo lắng 2. Đau lưng 20. Không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ 35. Cáu kỉnh 50. Cả nghĩ (nghĩ nhiều) 3. Khó ngủ 21. Thái độ chỉ trích gay gắt 36. Căng thẳng 51. Kém tập trung 4. Mệt mỏi 22. Hành vi tàn ác, hống hách hoặc hung hăng 37. Giận dữ 52. Khó nhớ 5. Tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực trong khi không làm gì gắng sức cả 23. Lo lắng 38. Buồn chán 53. Mất cảm giác hài hước 6. Run rẩy 24. Bồn chồn 39. Lo sợ 54. Chần chừ 7. Đổ mồ hôi 25. Lạm dụng alcohol (rượu, bia) 40. Cảm thấy không yên 55. Thiếu sáng tạo 8. Ù tai 26. Ăn uống theo cảm xúc hoặc ăn quá nhiều 41. Hoảng sợ 56. Khó suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc 9. Chóng mặt, xanh xao 27. Nắm chặt tay 42. Dễ nổi nóng 57. Rối loạn tâm thần (Đầu óc rối loạn) 10. Cảm giác nghẹt thở 28. Giấc ngủ không ổn định 43. Thiếu ý nghĩa và mục đích sống 11. Khó nuốt 29. Hút thuốc hoặc hút nhiều hơn bình thường 44. Cô đơn 12. Đau bao tử 30. Mong gần gũi hoặc xa lánh người khác nhiều hơn 45. Không cảm thấy hạnh phúc nhưng không biết nguyên do 13. Khó tiêu 31. Vừa khóc vừa chửi 46. Trầm cảm 14. Tiêu chảy 32. Mâu thuẫn trong các mối quan hệ 47. Cảm thấy bất lực 15. Táo bón 33. Đi rất nhanh hoặc nói nhanh hơn bình thường 48. Cảm thấy không an toàn 16. Buồn tiểu thường xuyên 49. Cảm xúc bộc phát 17. Mất hứng thú tình dục 18. Thường xuyên bị ốm (bệnh) vặt (như cảm lạnh,…)
Trên đây là 57 dấu hiện được trích ra trong bảng khảo sát hơn 250 dấu hiệu về căng thẳng, stress của học viện sức khoẻ Vipanacea. Chỉ cần bạn có trên 4/57 dấu hiệu và nó diễn ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày là chúng ta đã có thể gây ra những tổn thương cho chính mình, người thân và đồng nghiệp xung quanh.
Hãy nhớ “Đây là những biểu hiện của bản thân về thể chất, cảm xúc, hành vi và nhận thức mà chúng ta có thể dự đoán được” nghĩa là mình còn có thể NHẬN RA VÀ KIỂM SOÁT được, đừng để đến một ngày mà chúng ta KHÔNG THỂ NHẬN RA VÀ KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT được thì hậu quả sẽ rất khó lường. Vậy làm thế nào để nhận diện và giảm bớt những dấu hiệu này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ví như những biểu hiện của căng thẳng này là cỏ dại, tâm hồn của chúng ta là một khu vườn, và những thói quen tốt, kỹ năng sống trong hiện tại là những bông hoa tươi mát thì bạn sẽ làm gì để khu vườn tâm của chúng ta luôn đẹp đẽ. Chúng tôi có những hoạt động và gợi ý cho bạn cùng thực tập để trồng thêm nhiều hoa trái trong khu vườn của mỗi người như sau nhé:
- Hoạt động Yoga: Với thiết kế chuỗi động tác hướng về sự tập trung, cân bằng từ cảm xúc, suy nghĩ, hành động sẽ giúp cơ thể bạn không những khoẻ mạnh, dẻo dai, phòng và chữa một số bệnh của nhân viên văn phòng (như đau cổ vai gáy, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, trĩ,…) mà còn giúp cho tâm trí của bạn rèn luyện sự tập trung nữa. Đừng chần chừ nữa mà hãy bắt đầu tham gia ngay nhé!
- Ăn sáng tỉnh thức: Hầu như chúng ta sẽ có thói quen không ăn sáng và kết hợp chung với bữa ăn trưa mà quên mất rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và giúp chúng ta khởi động một ngày mới thật hiệu quả bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng sau một giấc ngủ dài. Chính vì thế, hoạt động này sẽ giúp cho chúng ta hình thành thói quen mới, dậy sớm hơn và cùng được ngồi ăn với nhau như một gia đình. Hoặc bạn có thể thực tập chung với gia đình của bạn, miễn là chúng ta cố gắng thực tập nhai kỹ, và gửi lòng biết ơn, niềm hạnh phúc đến món ăn mình đang có chứ đừng tập trung vào lướt điện thoại xem tivi hoặc vừa đọc sách vừa ăn nhé!
- Hoạt động Nghỉ ngơi tỉnh thức: Một giấc ngủ trưa từ 15 đến 30 phút sẽ giúp cơ thể tái tạo lại năng lượng và chữa lành những tổn thương tâm lý nếu như chúng ta chuyên chú thực tập thường xuyên và mỗi ngày. Với sự dẫn dắt của những người thầy cô có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc thực tập quan sát thân tâm, chắc chắn sẽ giúp bạn có thể quay về và kết nối sâu sắc với cơ thể trong khoảng thời gian nghỉ ngơi này.
- Hoạt động Nghe sách: Đây là hoạt động giúp bạn cải thiện rất nhiều về phần Nhận thức, với thiết kế chương trình ngắn gọn, mỗi ngày nghe 1 chương sách khoảng 10-20 phút sau đó cùng nhau quan sát, phân tích, đúc kết những bài học dựa trên kinh nghiệm cá nhân của nhiều người, từ đó chúng ta có thể tích luỹ được những phương pháp để chủ động giải quyết những khó khăn, vấn nạn trong cuộc sống.
- Hoạt động Lòng Biết Ơn: Còn biết ơn là còn hạnh phúc. Nếu chúng ta có thể nhìn thấy, quan sát được những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và thể hiện lòng biết ơn, trân trọng đến chúng thì bản thân chúng ta đã nạp cho mình một loại vắc-xin siêu xịn cho tâm hồn. Chính Lòng biết ơn sẽ kích thích bộ não sản sinh ra các loại hoocmon cần thiết để cân bằng tâm sinh lý của mỗi người, tăng sức đề kháng trước những biến động trong cuộc đời.
Và thật may mắn là chuỗi chương trình Gieo trồng hạnh phúc đã chính thức bắt đầu với đầy đủ những hoạt động như trên để giúp chúng ta vun trồng cho khu vườn tâm của mỗi người những bông hoa thật xinh đẹp. Thông tin chương trình như sau:
1. Yoga cơ bản: 5h30 – 6h30 | Hai Tư Sáu
– Tham gia: Inbox cho Trường qua 0907161414
2. Thiền ăn sáng: 7h15 – 8h00 | Mỗi ngày
– Meeting ID: 823 0658 7707
– Passcode: tinhthuc
– Or link: https://bit.ly/mtgieotronghanhphuc
3. Thiền buông thư: 12h30 – 13h15 | Mỗi ngày (trừ chủ nhật)
– Meeting ID: 823 0658 7707
– Passcode: tinhthuc
– Or link: https://bit.ly/mtgieotronghanhphuc
4. Nghe sách: 20h15 – 21h30 | Mỗi ngày
– Meeting ID: 488 331 3242
– Passcode: thovacuoi
– Or link: https://bit.ly/mtnghesach
Xin mời cùng thực tập!
Trong buổi thực tập Lòng biết ơn của công ty, anh Nguyễn Vũ Phương có chia sẻ với chúng ta một đoạn clip ngắn để giúp mỗi người có thể kiểm tra những dấu hiệu của stress, cẳng thẳng trên chính cơ thể và người thân của mình. Những dấu hiệu này không chỉ đúng ở mùa dịch mà còn có mặt thường trực trên mỗi phương diện trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chỉ khác nhau về mức độ và tần suất. Vậy nên, bạn ơi, hãy cùng kiểm tra lại xem bạn đang có bao nhiêu dấu hiệu trong bảng sau nhé.
VỀ THỂ CHẤT | VỀ HÀNH VI | VỀ CẢM XÚC | VỀ NHẬN THỨC |
1. Cứng cổ & vai | 19. Nghiến răng | 34. Cảm xúc mạnh dẫn đến khóc | 49. Suốt ngày lo lắng |
2. Đau lưng | 20. Không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ | 35. Cáu kỉnh | 50. Cả nghĩ (nghĩ nhiều) |
3. Khó ngủ | 21. Thái độ chỉ trích gay gắt | 36. Căng thẳng | 51. Kém tập trung |
4. Mệt mỏi | 22. Hành vi tàn ác, hống hách hoặc hung hăng | 37. Giận dữ | 52. Khó nhớ |
5. Tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực trong khi không làm gì gắng sức cả | 23. Lo lắng | 38. Buồn chán | 53. Mất cảm giác hài hước |
6. Run rẩy | 24. Bồn chồn | 39. Lo sợ | 54. Chần chừ |
7. Đổ mồ hôi | 25. Lạm dụng alcohol (rượu, bia) | 40. Cảm thấy không yên | 55. Thiếu sáng tạo |
8. Ù tai | 26. Ăn uống theo cảm xúc hoặc ăn quá nhiều | 41. Hoảng sợ | 56. Khó suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc |
9. Chóng mặt, xanh xao | 27. Nắm chặt tay | 42. Dễ nổi nóng | 57. Rối loạn tâm thần (Đầu óc rối loạn) |
10. Cảm giác nghẹt thở | 28. Giấc ngủ không ổn định | 43. Thiếu ý nghĩa và mục đích sống | |
11. Khó nuốt | 29. Hút thuốc hoặc hút nhiều hơn bình thường | 44. Cô đơn | |
12. Đau bao tử | 30. Mong gần gũi hoặc xa lánh người khác nhiều hơn | 45. Không cảm thấy hạnh phúc nhưng không biết nguyên do | |
13. Khó tiêu | 31. Vừa khóc vừa chửi | 46. Trầm cảm | |
14. Tiêu chảy | 32. Mâu thuẫn trong các mối quan hệ | 47. Cảm thấy bất lực | |
15. Táo bón | 33. Đi rất nhanh hoặc nói nhanh hơn bình thường | 48. Cảm thấy không an toàn | |
16. Buồn tiểu thường xuyên | 49. Cảm xúc bộc phát | ||
17. Mất hứng thú tình dục | |||
18. Thường xuyên bị ốm (bệnh) vặt (như cảm lạnh,…) |
Trên đây là 57 dấu hiện được trích ra trong bảng khảo sát hơn 250 dấu hiệu về căng thẳng, stress của học viện sức khoẻ Vipanacea. Chỉ cần bạn có trên 4/57 dấu hiệu và nó diễn ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày là chúng ta đã có thể gây ra những tổn thương cho chính mình, người thân và đồng nghiệp xung quanh.
Hãy nhớ “Đây là những biểu hiện của bản thân về thể chất, cảm xúc, hành vi và nhận thức mà chúng ta có thể dự đoán được” nghĩa là mình còn có thể NHẬN RA VÀ KIỂM SOÁT được, đừng để đến một ngày mà chúng ta KHÔNG THỂ NHẬN RA VÀ KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT được thì hậu quả sẽ rất khó lường. Vậy làm thế nào để nhận diện và giảm bớt những dấu hiệu này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ví như những biểu hiện của căng thẳng này là cỏ dại, tâm hồn của chúng ta là một khu vườn, và những thói quen tốt, kỹ năng sống trong hiện tại là những bông hoa tươi mát thì bạn sẽ làm gì để khu vườn tâm của chúng ta luôn đẹp đẽ. Chúng tôi có những hoạt động và gợi ý cho bạn cùng thực tập để trồng thêm nhiều hoa trái trong khu vườn của mỗi người như sau nhé:
- Hoạt động Yoga: Với thiết kế chuỗi động tác hướng về sự tập trung, cân bằng từ cảm xúc, suy nghĩ, hành động sẽ giúp cơ thể bạn không những khoẻ mạnh, dẻo dai, phòng và chữa một số bệnh của nhân viên văn phòng (như đau cổ vai gáy, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, trĩ,…) mà còn giúp cho tâm trí của bạn rèn luyện sự tập trung nữa. Đừng chần chừ nữa mà hãy bắt đầu tham gia ngay nhé!
- Ăn sáng tỉnh thức: Hầu như chúng ta sẽ có thói quen không ăn sáng và kết hợp chung với bữa ăn trưa mà quên mất rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và giúp chúng ta khởi động một ngày mới thật hiệu quả bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng sau một giấc ngủ dài. Chính vì thế, hoạt động này sẽ giúp cho chúng ta hình thành thói quen mới, dậy sớm hơn và cùng được ngồi ăn với nhau như một gia đình. Hoặc bạn có thể thực tập chung với gia đình của bạn, miễn là chúng ta cố gắng thực tập nhai kỹ, và gửi lòng biết ơn, niềm hạnh phúc đến món ăn mình đang có chứ đừng tập trung vào lướt điện thoại xem tivi hoặc vừa đọc sách vừa ăn nhé!
- Hoạt động Nghỉ ngơi tỉnh thức: Một giấc ngủ trưa từ 15 đến 30 phút sẽ giúp cơ thể tái tạo lại năng lượng và chữa lành những tổn thương tâm lý nếu như chúng ta chuyên chú thực tập thường xuyên và mỗi ngày. Với sự dẫn dắt của những người thầy cô có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc thực tập quan sát thân tâm, chắc chắn sẽ giúp bạn có thể quay về và kết nối sâu sắc với cơ thể trong khoảng thời gian nghỉ ngơi này.
- Hoạt động Nghe sách: Đây là hoạt động giúp bạn cải thiện rất nhiều về phần Nhận thức, với thiết kế chương trình ngắn gọn, mỗi ngày nghe 1 chương sách khoảng 10-20 phút sau đó cùng nhau quan sát, phân tích, đúc kết những bài học dựa trên kinh nghiệm cá nhân của nhiều người, từ đó chúng ta có thể tích luỹ được những phương pháp để chủ động giải quyết những khó khăn, vấn nạn trong cuộc sống.
- Hoạt động Lòng Biết Ơn: Còn biết ơn là còn hạnh phúc. Nếu chúng ta có thể nhìn thấy, quan sát được những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và thể hiện lòng biết ơn, trân trọng đến chúng thì bản thân chúng ta đã nạp cho mình một loại vắc-xin siêu xịn cho tâm hồn. Chính Lòng biết ơn sẽ kích thích bộ não sản sinh ra các loại hoocmon cần thiết để cân bằng tâm sinh lý của mỗi người, tăng sức đề kháng trước những biến động trong cuộc đời.
Và thật may mắn là chuỗi chương trình Gieo trồng hạnh phúc đã chính thức bắt đầu với đầy đủ những hoạt động như trên để giúp chúng ta vun trồng cho khu vườn tâm của mỗi người những bông hoa thật xinh đẹp. Thông tin chương trình như sau:
1. Yoga cơ bản: 5h30 – 6h30 | Hai Tư Sáu
– Tham gia: Inbox cho Trường qua 0907161414
2. Thiền ăn sáng: 7h15 – 8h00 | Mỗi ngày
– Meeting ID: 823 0658 7707
– Passcode: tinhthuc
– Or link: https://bit.ly/mtgieotronghanhphuc
3. Thiền buông thư: 12h30 – 13h15 | Mỗi ngày (trừ chủ nhật)
– Meeting ID: 823 0658 7707
– Passcode: tinhthuc
– Or link: https://bit.ly/mtgieotronghanhphuc
4. Nghe sách: 20h15 – 21h30 | Mỗi ngày
– Meeting ID: 488 331 3242
– Passcode: thovacuoi
– Or link: https://bit.ly/mtnghesach
Xin mời cùng thực tập!