Trong một thời gian, giới chủ xí nghiệp tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã áp dụng luật khám người để tránh tình trạng công nhân ăn trộm đồ trong nhà xưởng. Một thị trưởng thành phố sau khi lên nhậm chức đã có ý định sẽ hủy bỏ luật này, tuy nhiên, việc này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các chủ xí nghiệp. Do đó, thị trưởng thành phố đã tới gặp ông chủ một nhà máy. Vừa gặp thị trưởng, ông chủ đã nói: “Thị trưởng muốn tôi bỏ luật khám người ư? Ngài không giỏi làm ăn như chúng tôi. Mặc dù có luật khám người rồi mà chúng tôi vẫn bị mất đồ liên tục, nếu bây giờ bỏ luật thì phải làm sao?”
Thị trưởng biết ý kiến của mình không được chấp nhận nên nói: “Nói về việc làm ăn thì tôi không bằng ông. Nhưng về việc quản lí người thì ông không bằng tôi. Tôi đã từng chỉ huy hàng chục nghìn quân trong cách mạng, ông nói xem tôi có phải là người có kinh nghiệm không?”
“Đương nhiên ngài rất có kinh nghiệm.”
“Vậy tôi cho ông một lời khuyên về vấn đề này được không?” Thị trưởng nói tiếp: “Tôi đã từng làm công nhân ở Pháp, nhà máy ở đó to hơn ở đây nhiều, ông chủ cũng rất hà khắc. Khi hết giờ làm, họ khám người công nhân từ đầu đến chân, không để lọt dù chỉ một chiếc kim, nhưng kết quả thì sao? Đồ vẫn mất như thường. Tại sao? Bởi vì giới chủ ở đó chỉ quan tâm đến mình chứ không quan tâm đến công nhân, chỉ coi họ là công cụ kiếm tiền. Tiền lương của công nhân thấp trong khi phải làm nhiều giờ liền nên cuộc sống của họ vô cùng khó khăn, ông nghĩ xem họ có đồng lòng với ông chủ không?
Bây giờ giải phóng rồi, chính phủ cũng quan tâm ủng hộ các ông, chỉ cần các ông quan tâm tới lợi ích công nhân, nâng cao chế độ đãi ngộ, coi họ như anh em, có khó khăn cùng bàn bạc với họ để giải quyết, tôi tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp, sẽ không bị mất đồ nữa, mà hiệu suất làm việc của công nhân cũng sẽ được nâng cao.”
Người chủ nhà máy thấy thị trưởng nói có lí nên quyết định xóa bỏ luật khám người. Kết quả, người chủ phát hiện trong nhà máy không những không bị mất đồ nữa, mà hiệu suất làm việc của công nhân cũng tăng lên.
Hầu hết mọi người đều tin vào thực tế, nhất là những thực tế trước mắt, do đó việc thuyết phục bằng lời nói đi đôi với hành động thực tế rất có hiệu quả.
Tiếp theo chúng ta cùng theo dõi một câu chuyện khác.
Những năm 80 của thế kỉ XX, ti vi là món đồ rất quý giá với mọi người. Có một lần, Trịnh cố gắng mua được một chiếc ti vi màn hình phẳng đắt giá. Ở thời đó, loại ti vi này cực hiếm. Trịnh quyết định để chiếc ti vi đó ở nhà bố mẹ. Con trai của Trịnh rất không vui và hỏi bố: “Tại sao không để ti vi ở nhà mình, con cũng thích xem” Trịnh hài hước nói với con trai: “Chúng ta còn trẻ, sau này còn có nhiều cơ hội xem ti vi. Thậm chí còn có thể được xem những dòng ti vi cao cấp khác. Thế nhưng ông bà thì không như vậy, ông bà không còn nhiều thời gian xem tivi nên chúng ta để ti vi ở đó cho ông bà xem trước.
Một thời gian sau, Trịnh đưa con trai đi ăn tôm, đó là loại tôm rất đắt tiền nên Trịnh nhường cho con trai và nói: “Con ăn đi, bố không thích ăn”. Lúc này, cậu bé tỏ ra rất hiểu chuyện: “Bố ăn đi, sau này con còn nhiều cơ hội ăn, thậm chí còn có thể được ăn tôm đẳng cấp hơn.”
Lời thuyết phục của Trịnh với con trai đã đi đôi với hành động thực tế nên cậu bé dễ dàng chấp nhận và hiểu rằng mình phải luôn hiếu thảo với cha mẹ.
Vậy tại sao cách thuyết phục này lại có sức mạnh lớn như vậy? Đó là vì việc nói ra kinh nghiệm thực tế của bản thân dễ khiến đối phương xúc động, cách thuyết phục này tốt hơn nhiều so với việc chỉ giảng giải đạo lí.
Trích trong sách “Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ” – Trác Nhã
Trong một thời gian, giới chủ xí nghiệp tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã áp dụng luật khám người để tránh tình trạng công nhân ăn trộm đồ trong nhà xưởng. Một thị trưởng thành phố sau khi lên nhậm chức đã có ý định sẽ hủy bỏ luật này, tuy nhiên, việc này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các chủ xí nghiệp. Do đó, thị trưởng thành phố đã tới gặp ông chủ một nhà máy. Vừa gặp thị trưởng, ông chủ đã nói: “Thị trưởng muốn tôi bỏ luật khám người ư? Ngài không giỏi làm ăn như chúng tôi. Mặc dù có luật khám người rồi mà chúng tôi vẫn bị mất đồ liên tục, nếu bây giờ bỏ luật thì phải làm sao?”
Thị trưởng biết ý kiến của mình không được chấp nhận nên nói: “Nói về việc làm ăn thì tôi không bằng ông. Nhưng về việc quản lí người thì ông không bằng tôi. Tôi đã từng chỉ huy hàng chục nghìn quân trong cách mạng, ông nói xem tôi có phải là người có kinh nghiệm không?”
“Đương nhiên ngài rất có kinh nghiệm.”
“Vậy tôi cho ông một lời khuyên về vấn đề này được không?” Thị trưởng nói tiếp: “Tôi đã từng làm công nhân ở Pháp, nhà máy ở đó to hơn ở đây nhiều, ông chủ cũng rất hà khắc. Khi hết giờ làm, họ khám người công nhân từ đầu đến chân, không để lọt dù chỉ một chiếc kim, nhưng kết quả thì sao? Đồ vẫn mất như thường. Tại sao? Bởi vì giới chủ ở đó chỉ quan tâm đến mình chứ không quan tâm đến công nhân, chỉ coi họ là công cụ kiếm tiền. Tiền lương của công nhân thấp trong khi phải làm nhiều giờ liền nên cuộc sống của họ vô cùng khó khăn, ông nghĩ xem họ có đồng lòng với ông chủ không?
Bây giờ giải phóng rồi, chính phủ cũng quan tâm ủng hộ các ông, chỉ cần các ông quan tâm tới lợi ích công nhân, nâng cao chế độ đãi ngộ, coi họ như anh em, có khó khăn cùng bàn bạc với họ để giải quyết, tôi tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp, sẽ không bị mất đồ nữa, mà hiệu suất làm việc của công nhân cũng sẽ được nâng cao.”
Người chủ nhà máy thấy thị trưởng nói có lí nên quyết định xóa bỏ luật khám người. Kết quả, người chủ phát hiện trong nhà máy không những không bị mất đồ nữa, mà hiệu suất làm việc của công nhân cũng tăng lên.
Hầu hết mọi người đều tin vào thực tế, nhất là những thực tế trước mắt, do đó việc thuyết phục bằng lời nói đi đôi với hành động thực tế rất có hiệu quả.
Tiếp theo chúng ta cùng theo dõi một câu chuyện khác.
Những năm 80 của thế kỉ XX, ti vi là món đồ rất quý giá với mọi người. Có một lần, Trịnh cố gắng mua được một chiếc ti vi màn hình phẳng đắt giá. Ở thời đó, loại ti vi này cực hiếm. Trịnh quyết định để chiếc ti vi đó ở nhà bố mẹ. Con trai của Trịnh rất không vui và hỏi bố: “Tại sao không để ti vi ở nhà mình, con cũng thích xem” Trịnh hài hước nói với con trai: “Chúng ta còn trẻ, sau này còn có nhiều cơ hội xem ti vi. Thậm chí còn có thể được xem những dòng ti vi cao cấp khác. Thế nhưng ông bà thì không như vậy, ông bà không còn nhiều thời gian xem tivi nên chúng ta để ti vi ở đó cho ông bà xem trước.
Một thời gian sau, Trịnh đưa con trai đi ăn tôm, đó là loại tôm rất đắt tiền nên Trịnh nhường cho con trai và nói: “Con ăn đi, bố không thích ăn”. Lúc này, cậu bé tỏ ra rất hiểu chuyện: “Bố ăn đi, sau này con còn nhiều cơ hội ăn, thậm chí còn có thể được ăn tôm đẳng cấp hơn.”
Lời thuyết phục của Trịnh với con trai đã đi đôi với hành động thực tế nên cậu bé dễ dàng chấp nhận và hiểu rằng mình phải luôn hiếu thảo với cha mẹ.
Vậy tại sao cách thuyết phục này lại có sức mạnh lớn như vậy? Đó là vì việc nói ra kinh nghiệm thực tế của bản thân dễ khiến đối phương xúc động, cách thuyết phục này tốt hơn nhiều so với việc chỉ giảng giải đạo lí.
Trích trong sách “Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ” – Trác Nhã